Diễn đàn lớp Hóa niên khóa 2005 - 2008
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp Hóa niên khóa 2005 - 2008


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Cat
Quản lí diễn đàn
Quản lí diễn đàn
Cat


Tổng số bài gửi : 26
Join date : 17/04/2008

Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitimeThu May 15, 2008 2:11 pm

Đề Cương :


- Văn học nước ngoài :
Tiểu sử
+ Sôlôkhốp
+ Hemingway

- Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề :
+ Vợ nhặt (Kim Lân)
+Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

- Phân tích nhân vật :
+ Người lái đò (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
+ Bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)
+ Bà Hiền ( Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)

- Cảm nhận đoạn thơ (trong bài) :
+ Đất nước - Chế Lan Viên
+ Tây Tiến - Quang Dũng
+ Việt Bắc - Tố Hữu
Về Đầu Trang Go down
Cat
Quản lí diễn đàn
Quản lí diễn đàn
Cat


Tổng số bài gửi : 26
Join date : 17/04/2008

Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitimeThu May 15, 2008 2:25 pm

Vợ nhặt :


* Hoàn cảnh sáng tác : Tác phẩm được viết sau CMT8 ( nhưng bị mất bản thảo ) đến năm 1954 Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết ra tác phẩm "Vợ nhặt". Trích từ tập "Con chó xấu xí".

* Ý nghĩa nhan đề : - "Vợ"....: - là hạnh phúc gia đình...(điều quý báu, thiêng liêng...)
- "Nhăt" : - nhặt nhạnh,..( tầm thường...)
Trong hoàn cảnh XH ( nạn đói năm 1945 - con người đối diện với cái chết ) Trong hoàn cảnh đó giá trị của con người bị rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo kiểu "Vợ nhặt"  Điều thiêng liêng đã trở thành tầm thường. Qua đó, muốn làm nổi bật sự đồng cảm tình yêu con người, phản ánh số phận bi đát của nhân dân ( nạn đói 1945 ).
-Ý nghĩa tố cáo xã hội đã gây ra nạn đói hủy diệt con người. Mặt khác, nhan đề ấy cũng nói lên rằng, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống, trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, về hạnh phúc, tương lai. Tình yêu thương, khát vọng hạnh phúc vẫn mạnh hơn cái chết.


Tiếng hát con tàu :


* Hoàn cảnh sáng tác : 1958-1960 miền Bắc: Đảng kêu gọi đi khai hoang để phát triển kinh tế miền núi...v.v...--> nhà thơ viết bài thơ để cổ động tuyên truyền..., đồng thời thể hiện cảm nhận sâu sắc, niềm hạnh phúc khi tìm lại được cội nguồn của cảm hứng sáng tạo thơ ca.

* Ý nghĩa nhan đề : Thực ra, những năm 60 chưa có đường tàu nào, con tàu nào đi lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu được nói đến trong nhan đề và ở trong một số khổ thơ là con tàu trong tâm tưởng mang tính chất biểu tượng, lại đi lặp lại trong nhiều câu thơ, khổ thơ trở thành hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. hình ảnh con tàu nói lên khát vọng ra đi đến với nhân dân, với những miền xa xôi để xây dựng đất nước. Đối với người nghệ sĩ, con tàu là biểu tượng cho khát vọng vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé, quẩn quanh để đến với nhân dân và cuộc sống mới, tìm đến nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
Tiếng hát con tàu là hình ảnh nhân hoá biểu tượng cho khát vọng lên đường say mê náo nức. Dùng từ tiếng hát nhà thơ đã diễn tả được niềm vui, niềm hạnh phúc của tâm hồn.
Về Đầu Trang Go down
Cat
Quản lí diễn đàn
Quản lí diễn đàn
Cat


Tổng số bài gửi : 26
Join date : 17/04/2008

Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitimeThu May 15, 2008 2:47 pm

Người lái đò ( Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân) :

Gợi ý : Trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn về tùy bút Người lái đò sông Đà, về tác giả (đặc biệt là về phong cách sáng tác), HS cần làm bật lên vẻ đẹp của hình tượng người lái đò. Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng được một số điểm chính sau đây:

- Vẻ đẹp của người lái đò:

+Vẻ đẹp về ngoại hình: mặc dù đã gần bảy mươi tuổi nhưng thân hình đẹp như khắc như chạm, khỏe mạnh, rắn chắc rất phù hợp với nghề lái đò.

+ Vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách: thể hiện ở sự từng trải, giàu kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc về luồng lạch trên sông Đà; ở sự thông minh linh hoạt như một viên tướng tài ba, như một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà; ở sự khiêm nhường, bình dị, phong thái ung dung mang cốt cách nghệ sĩ.

- Đánh giá, nhận xét:

+ Người lái đò sông Đà được miêu tả trong tác phẩm vừa có tư thế của một người lao động trí dũng, vừa có phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.

+ Hình tượng người lái đò thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám: người lái đò dù là người lao động bình dị vẫn hiện lên với chất tài hoa, nghệ sĩ; để miêu tả vẻ đẹp của hình tượng, nhà văn sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau; ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh...

+ Qua hình tượng người lái đò, nhà văn tỏ thái độ yêu mến, tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị vùng Tây Bắc, những con người mà nhàvăn gọi là “chất vàng mười” quí giá của Tổ quốc.




Bà cụ Tứ ( Vợ nhặt - Kim Lân) :

Gợi ý : 1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật bà cụ Tứ:

* Hồn cảnh sáng tác , nội dung tác phẩm.
* Một người mẹ già nua, nghèo khổ sống trong nạn đói 1945 ở một xóm ngụ cư nghèo.

Sống đơn chiếc với Tràng trong túp lều xiêu vẹo, với một cuộc sống thật mong manh trong nạn đói 1945.

2/ Hoàn cảnh đáng thương của bà cụ Tứ:

Buồn tủi, tự xót thương cho số phận mình: vì nghèo nàn không lo được đám cưới đàng hoàng cho con (Bà cúi đầu nín lặng, hai hàng nước mắt trong kẽ mắt kèm nhèm)

3/ Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ trong hoàn cảnh đáng thương:

1. Tình người cao đẹp trong hoàn cảnh đói nghèo:

Thấu hiểu và thương cảm cho hoàn cảnh đáng thương của người phụ nữ và nhờ vậy con bà mới có được vợ.

Tiếp nhận nàng dâu: lời lẽ dịu dàng, xưng hô thân mật đầy tình thương, cử chỉ châm sóc ân cần…

b- Lòng thương con vô bờ:

- Tủi cho việc lấy vợ của con quá sơ sài, quá nhanh chóng trong nạn đói.

- Mừng cho con nhờ nạn đói này có được vợ xen lẫn niềm lo lắng, sợ con không qua khỏi, không nuôi nổi nhau lúc đói khát, khó khăn này.

- Khuyên nhủ hai vợ chồng cố gắng làm ăn và hy vọng ở tương lai.

c- Ý thức vun vén hạnh phúc cho con và hy vọng ở tương lai:

- Gương mặt bủng beo u ám trở nên rạng rỡ, phụ nàng dâu nhổ cỏ trong sân …

- Bà nghĩ toàn chuyện vui, phác họa chuyện đóng chuồng gà, nghĩ đến một đàn gà nở ra mai sau…

- Bộ điệu bà nhanh nhẹn chuẩn bị bữa ăn sáng chu đáo: cử chỉ lễ mễ bưng nồi cháo cám và gọi là chè khoán, bộ điệu ríu rít, miệng nói tươi cười…

→ Vẻ đẹp của lòng thương con, tình yêu cuộc sống giúp bà vượt lên cảnh tối tăm hướng đến tương lai.

4- Đánh giá:

Tác giả tinh tế, sử dụng ngôn ngữ và chi tiết chọn lọc qua những biểu hiện lời nói, cử chỉ, nét mặt, thái độ… để diễn tả tâm lý nhân vật chân thực, tinh tế, sâu sắc qua đó nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của bà mẹ quê nghèo khó, nhân hậu, độ lượng, bao dung, hết lòng vì con.

Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ góp phần khắc họa rõ nét chủ đề của tác phẩm: Dù phải sống trong một tình thế bi đát, những người lao động vẫn khao khát một mái ấm gia đình, vẫn hướng đến sự sống và hướng tới tương lai.




Bà Hiền ( Một người Hà Nội - Nguyễn Khải )

Gợi ý :
1. Giới thiệu chung về tác phẩm, nhân vật :

- Truyện ngắn Một người Hà Nội là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải trong thời kỳ đổi mới, thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của nhà văn : nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và các thế hiện nối tiếp.

- Truyện là một phát hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và hành động của cô Hiền qua bao biển dông thăm trầm của đất nước, đó là một người giàu lòng tự trọng, thẳng thắn, thực tế, luôn có ý thức dạy con cháu sống sao cho đúng là người Hà Nội.

2. Nét đẹp trong suy nghĩ và hành động của nhân vật cô Hiền :

a. Nét đẹp trong suy nghĩ :

- Nét "chuẩn trong nghĩ của cô Hiền là lòng tự trọng, vì cô quan niệm rất rõ ràng :

+ Lòng tự trọng không cho phép sống tùy tiện, buông thả.

+ Lòng tự trọng không cho phép sống hèn nhát, ích kỉ.

+ Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Thẳng thắn :

+ Bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống với bao vấn đề (vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều …)

- Suy nghĩ của cô Hiền về cuộc sống rất thực tế :

+ Biết "nhìn xa trong rộng" (qua thái độ nghiêm túc, lựa chọn kĩ càng việc hôn nhân của mình, việc sinh con với mong muốn để dạy con vào đời bằng sự tự lập, vươn lên, nhìn nhận vai trò "nội trợ" của người phụ nữ…)

+ Không vồ vập, không lãng mạn, viễn vông với cuộc sống mới.

- Là người công dân có trách nhiệm với đất nước (hưởng ứng chủ trương xây dựng một xã hội nhân ái không có cảnh người bóc lột người của chính phủ nên không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ, đồng ý cho con đi bộ đội).

- Luôn tự hào về Hà Nội, người Hà Nội, văn hóa của Hà Nội (luôn nhắc nhở, dạy con cháu về cách sống của người Hà Nội qua từng cách ngồi, cách ăn, đi đứng, qua lời ăn tiếng nói).

b. Nét đẹp trong hành động :

- Tuy là người Hà Nội chính gốc, nhưng cô Hiền hòa đồng rất nhanh với cuộc sống mới không chỉ ở suy nghĩ mà còn ở những việc làm cụ thể của mình:

+ Cuộc sống còn khó khăn của giai đoạn đầu, nhưng cô đã nhanh chóng thích ứng bằng việc mở cửa hàng bán hoa do đích thân cô và các con làm và bán sản phẩm.

+ Với cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, cô đã đồng ý để con ra trận với tâm trạng rất thật của người mẹ "Tao đau đớn mà bàng hoàng", rồi đến đứa con thứ hai cũng có ý nguyện như anh, cũng bày tỏ thái độ của mình "tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản". Đây là quyết định đúng đắn nhưng cũng rất khó khăn, đầy dũng cảm của cô Hiền - một người yêu nước.

c. Khái quát :

Qua suy nghĩ và việc làm của cô Hiền, ta thấy nổi lên hình ảnh một con người Hà Nội bình thường nhưng rất đáng trân trọng, nổi lên bản lĩnh một con người song hành cùng chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất của đất nước, cô quả thật là "hạt bụi vàng" của Hà Nội, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa chung của cộng đồng.

Nội dung trên đã được thể hiện khá rõ qua bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật của nhà văn Nguyễn Khải.
Về Đầu Trang Go down
boybl1990
Admin
Admin
boybl1990


Tổng số bài gửi : 299
Join date : 07/04/2008
Age : 33
Đến từ : Vô cực

Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitimeThu May 15, 2008 4:15 pm

Bài viết " rất hay " M18 rất " có ích " M52 xin phép được copy toàn bộ để in ra mà học !!!
Về Đầu Trang Go down
http://diendanlophoa.lovelyforum.net
kool boy
Phân tử đơn chất
Phân tử đơn chất
kool boy


Tổng số bài gửi : 91
Join date : 11/04/2008
Age : 33
Đến từ : Ở trển mới xuống

Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitimeThu May 15, 2008 5:14 pm

Thanks bạn Dương nhìu nha .mất sách òi ,cũng may trên này có tài liệu . M47
Về Đầu Trang Go down
PaK
Hợp chất
Hợp chất



Tổng số bài gửi : 185
Join date : 22/04/2008

Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitimeTue May 27, 2008 8:53 pm

mà có đúng hok dzị trời,đảm bảo 100% ko Dương,tao dở văn như dzầy mà sai chi tiết nào là die lun áh M14
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu   Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đề cương Thi thử môn Văn + tài liệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn học của... học sinh!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp Hóa niên khóa 2005 - 2008 :: Cuộc sống quanh ta :: Văn hóa - xã hội-
Chuyển đến